繁體中文简体中文English



GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI:

Những lợi ích khi được chứng nhận trách nhiệm xã hội:

1. Nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu:
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao khi được chứng nhận trách nhiệm xã hội,điều kiện này càng thúc đẩy sự ủng hộ của đơn vị thu mua /người tiêu dùng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp trên vì như thế có thể giảm thiểu các rủi ro về phạm trù đạo đức kinh doanh trong quá trình hợp tác; hơn nữa thông qua sự quản lý giám sát của một tổ chức quốc tế có thể đem lại giá trị xã hội khá tốt cho thương hiệu của một doanh nghiệp và đó là giá trị gia tăng lớn nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho sản phẩm của mình để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững.

2. Giảm thiểu giá thành:
Ngày càng nhiều đơn vị thu mua hoặc thương hiệu chấp nhận kết quả kiểm chứng trách nhiệm xã hội quốc tế, vì vậy nếu doanh nghiệp sản xuất nào được cấp phát chứng nhận trên đều được miễn quy trình đánh giá nhà xưởng trực tiếp của đối tác , như vậy sẽ giảm thiểu các chi phí về nhân lực, vật tư và tiền bạc.
Chứng nhận trách nhiệm xã hội còn yêu cầu môi trường làm việc của đơn vị sản xuất phải đạt đến yêu cầu về an toàn và vệ sinh, như thế ngoài việc giảm thiểu đáng kể các tổn thất do tai nạn nghề nghiệp gây ra mà còn có thể giảm thấp tỷ lệ nghỉ việc của công nhân, như vậy không những doanh nghiệp duy trì được sự ổn định của đội ngũ nhân sự mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đào tạo nhân sự.

3. Nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm:
Hiện nay hệ thống quản lý cũng được xem như một tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội quốc tế của doanh nghiệp; con người là yếu tố chủ động, tích cực và đầy tính sáng tạo nhất trong quá trình sản xuất, do đó nếu doanh nghiệp có ảnh hưởng xã hội tốt và một môi trường làm việc lành mạnh an toàn thì có thể phát huy tối đa tiềm năng của người lao động, cộng thêm hệ thống quản lý kiện toàn sẽ càng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.

4. Tối ưu hóa mối quan hệ giữ doanh nghiệp và người lao động, giữa quần chúng và chính quyền địa phương:
Xây dựng kênh phản ánh khiếu nại thông thoáng và duy trì thái độ cải tiến tích cực là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp đạt được chứng nhận trách nhiệm xã hội. Thông qua quá trình đó doanh nghiệp xây dựng các kênh đối thoại giữa quản lý và lao động, đồng thời thông qua quá trình phát hiện vấn đề, thương lượng, cải tiến, giải quyết vấn đề thiết lập mối quan hệ thân thiện và tin tưởng lẫn nhau, cải thiện triệt để quan niệm truyền thống đối lập giữa quản lý và lao động; cải thiện quan hệ giữa doanh nghiệp, các tầng lớp quần chúng, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, xây dựng hình tượng xã hội tốt đẹp, nâng cao uy tín doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện tốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

text

text